Ngành chăn nuôi heo công nghiệp và truyền thống ở nước ta hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ô nhiểm, đặc biệt là ô nhiểm môi trường không khí, nước, làm phát sinh các tác hại môi trường, người chăn nuôi đó là: Mùi hôi , khí độc và ruồi muỗi; phát sinh dịch bệnh, tốn nước, tốn công xử lý chất thải; con vật nuôi chậm lớn, chi phí thức ăn cao; hiệu quả kinh tế thấp, chi phí đầu vào cao; chất lượng thịt chưa được đảm bảo; ảnh hưởng đến sức khỏe con người xung quanh cũng như người trực tiếp chăn nuôi.
Từ đó, vấn đề về vệ sinh môi trường trong chăn nuôi có liên quan chặt chẽ đến nhiều vấn đề, nhưng vấn đề phân và nước tiểu của vật nuôi là chủ yếu. Để xử lý các chất thải này được người chăn nuôi thực hiện hằng ngày bằng cách làm truyền thống như quyét dọn, tẩy rữa, thu gom vào bioga, hổ ủ… việc xử lý này tốn nhiều công sức và tiền nhưng không thể xử lý triệt để môi trường, sự ô nhiểm vẫn còn ảnh hưởng đến vật nuôi, người chăn nuôi và cả khu dân cư.
Tháng 7 năm 2014 vừa qua được sự quan tâm hổ trợ của Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Quảng Nam, trạm khuyến nông – khuyến lâm huyện Núi Thành đã phối hợp với UBND xã, Hội Nông Dân xã tổ chức xây dựng và triển khai mô hình ứng dựng công nghệ đệm lót sinh thái bằng chế phẩm men vi sinh trong chăn nuôi heo thịt với quy mô 225 con tại 15 hộ chăn nuôi heo thịt.
Qua thời gian 4 tháng triển khai thực hiện và được trạm khuyến nông – khuyến lâm huyện Núi Thành đã phối hợp với UBND xã, Hội Nông Dân xã tổ chức hội thảo đánh giá tại 3 hộ Khấu Nữa, Trần Thị Phường thôn Đa Phú 2, Bùi Thế Hùng thôn Đa Phú 1 bước đầu đã nhận thấy kết quả rất khả quan như: trước đây người dân xung quanh khu vực chăn nuôi luôn bức xúc về mùi hôi thối bốc ra, mặc dù đã dùng nhiều biện pháp để khủ mùi, xử lý phân… Sau khi được tập huấn, hướng dẫn sữ dụng chế phẫm men EM trên nền đệm lót sinh thái thì vấn đề hôi thối trong chuồng heo cơ bản đã giảm một cách rõ rệt, không có mùi hôi thối, không còn khí độc, chuồng nuôi luôn sạch sẽ, đàn heo sinh trưởng phát triển tốt, tiết kiệm rất nhiều về công lao động.
Qua quá trình thực hiện bước đầu nhận thấy đó là chuồng nuôi thiết kế đơn giản với chi phí thấp; xử lý đệm lót nhanh, với sự đầu tư ban đầu thấp, không phức tạp nhưng lại có giá trị kinh tế cao, lâu dài; Một đệm lót nền chuồng được xử lý tốt có thể sử dụng liên tục trong 6 tháng, thậm chí từ 2 năm đến 3 năm; Đệm lót sau đó vẫn sử dụng làm phân bón có chất lượng cao cho cây trồng. Bình thường thì sau 3 - 4 tháng hoặc có thể 5 - 6 tháng sử dụng mới cần bổ sung 5% đệm lót lên men là có thể sử dụng lại.
Như vậy, trong bất cư tình huống nào thì việc sử dụng đệm lót lên men trong lợn cũng làm giảm rỏ rệt công lao động và chi phí so với cách làm truyền thống vệ sinh chuồng trại. Và Hiệu quả việc sử dụng đệm lót lên men trong chăn nuôi lợn có thể thấy tác dụng một cách rõ rệt đó là:
Về môi trường: Làm tiêu hủy hết phân, giảm mùi hôi thối, giảm khí độc trong chuồng nuôi, tạo môi trường sống tốt cho gia súc, cải thiện môi trường cho người lao động. Tạo cơ hội phát triên chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.
Về xã hội: Trong môi trường trong sạch, kích thích con vật sống theo bản năng nguyên thủy như đi lại, cào bới… đệm lót để tìm kiếm các thứ có thể ăn được điều đó tạo điều kiện cho con vật tăng thêm năng lực tiêu hóa, cải thiện ngoại hình, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Tăng chất lượng thịt, tỷ lệ nạc cao, giá trị dinh dưỡng lớn, giảm tồn dư lượng kháng sinh. Giảm tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột và hô hấp từ 50-70%, nấm mốc trong chuồng không còn.
Về kinh tế: Tăng sinh trưởng và sinh sản. Tăng hiệu quả kinh tế, chu kỳ nuôi ngắn hơn so với bình thường, rủi ro ít, lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh. Giảm nhân công lao động 60-70% để làm vệ sinh chuồng trại, giảm lượng lượng nước, giảm chi phí thay đệm lót chuồng nuôi. Giảm công và chi phí thuốc thú y trong việc chữa trị con vật bệnh, giảm chi phí thức ăn trên dưới 10%.
Như vậy việc sử dụng đệm lót lên men trong chăn nuôi lợn đêm lại lợi ích to lớn cho người chăn nuôi cũng như toàn xã hội về kinh tế, xã hội và môi trường.